Ở ĐÂY CÓ BÁN CÀ PHÊ

Sự bắt đầu và các làn sóng cà phê

Sự bất ổn nguồn cung cấp nguyên liệu lá trà

Vào đầu thế kỷ thứ 19, cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh quốc dần dần hoàn thành, tăng gia cơ khí hóa sản xuất, cần khuếch trương thị trường và thu giữ nguyên liệu. Ðồng thời giao thông cải tiến không ngừng, hỏa xa bắt đầu dùng, thuyền máy có thể đi xa, hàng hải từ Âu sang Á thời gian rút ngắn lại. Lúc bấy giờ Anh khống chế hàng hải, quân lực ngày một mạnh, sớm chiếm được Ấn Ðộ ; năm 1824 lại chiếm lãnh Singapore, nơi giữ vị trí chiến lược hàng đầu, khống chế hải đạo trọng yếu từ Ấn Ðộ Dương vào Thái bình Dương

Thời điểm đó, Trung Quốc – triều đình Mãn Thanh là quốc gia sản xuất trà lớn nhất và kiểm soát giá trà bán ra trên thế giới, cũng như kiểm soát các cảng xuất khẩu các mặt hàng mà Châu Âu thèm muốn – đã làm cho giá trà tăng cao.

Thực trạng khiến người Anh không bằng lòng cách giao thiệp với Trung Quốc lúc bấy giờ ; cửa ngõ vùng đất rộng nhiều tài nguyên này, cần phải mở ra, cách thức giao dịch phải được cải tiến ; không cần biết Trung Quốc có bằng lòng hay không, cái thế phải hành động như vậy !

Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, PhápNga và Hoa Kỳ đã liên minh với Anh để tấn công Trung Quốc.

Nguyên do cuộc chiến xung quanh việc chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc để đổi lấy hàng hoá trong đó có trà, trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.

Cơ hội của hạt cà phê

Cà phê (bắt nguồn từ tiếng Phápcafé [/kafe/]) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng MadagascarComorosMauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu MỹĐông Nam ÁẤn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến theo các cách thức khác nhau, rang, xay và pha với nước. Quy trình chế biến cũng có nhiều dạng như như chế biến khô, chế biến ướt, chế biến mật ong; hạt cà phê khô được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau từ rang sáng tới rang tối màu; sau khi rang lại được đem đi xay theo các kích cỡ hạt mịn hay thô, và ủ với nước sôi hoặc nước lạnh, tùy thị hiếu, để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.

Việt Nam

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ SởBắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ LýNinh BìnhThanh HóaNghệ AnKon Tum và Di Linh. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta), cà phê mít (lyberica), cà phê lai chéo (catimor).

CÁC LÀN SÓNG CÀ PHÊ

Làn sóng cà phê thứ nhất ( 1903 ) – Tiện lợi và nhanh chóng

Sự bùng nổ tiêu thụ cà phê trong những năm 1800 rất rõ rệt. Người tiêu dùng yêu thích cà phê vì khả năng giúp tỉnh táo và tính “nghi thức” của việc uống cà phê, hơn là vì chất lượng, nguồn gốc hay hương vị. Sự tiện lợi và dễ tiếp cận đã làm cho cà phê trở nên phổ biến. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nhân trong ngành cà phê.

Satori Kato, một nhà hóa học người Nhật, đã nhận bằng sáng chế đầu tiên tại Mỹ vào năm 1903 cho “cà phê hòa tan”, đánh dấu sự ra đời của một sản phẩm phổ biến. Theo sau đó, Nestlé ra mắt thương hiệu cà phê hòa tan Nescafé vào đầu những năm 1930, thiết lập một dây chuyền sản xuất lớn để chiết xuất và sấy phun cà phê. Đến tháng 4 năm 1940, Nescafé đã có mặt tại 30 quốc gia.

Sự tiện lợi trong việc lưu trữ và pha chế đã thúc đẩy sự phổ biến của cà phê hòa tan trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới. Nestlé đã ra mắt một sáng kiến khác vào năm 1965 – cà phê hòa tan sấy lạnh Nescafé Gold Blend. Công nghệ sấy lạnh cho phép cà phê giữ được chất lượng lâu hơn, nâng cao chất lượng của cà phê hòa tan.

Làn sóng cà phê thứ hai ( 1960 ) – Nhanh nhưng chất lượng

Làn sóng thứ hai bắt đầu vào cuối những năm 1960 – đầu những năm 1970 với sự ra đời của Starbucks và Peet’s Coffee & Tea, cả hai đều có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp cà phê. Peet’s Coffee, một nhà rang và bán lẻ cà phê đặc sản có trụ sở tại khu vực Vịnh San Francisco, đã giới thiệu đến người tiêu dùng cà phê phổ thông ở Mỹ loại cà phê Arabica “gourmet” (hiểu nôm na là cà phê Arabica dành cho người sành sỏi) rang bằng tay vào năm 1966. Sau đó, công ty này đã được một trong những người sáng lập của Starbucks mua lại, từ đây Starbucks đã phát triển thành chuỗi cà phê đa quốc gia nổi tiếng nhất thế giới.

Làn sóng cà phê thứ ba ( 1990 ) – Nguồn gốc và không gian thưởng thức

Làn sóng thứ ba chuyển trọng tâm sang câu chuyện đằng sau tách cà phê, khi người tiêu dùng trở nên sành điệu và hiểu biết hơn. Cà phê trở thành một trải nghiệm nghệ thuật. Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, người tiêu dùng bắt đầu hiểu rằng các yếu tố như loại cà phê, nguồn gốc, quy trình chế biến, quá trình rang và phương pháp pha chế đều ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng.

Với sự phát triển của internet và việc kiến thức trở nên dễ dàng tiếp cận hơn, sự tò mò của người tiêu dùng ngày càng tăng. Điều này mở đường cho thế hệ “những người yêu thích cà phê” hiện đại. Chất lượng trở nên rất quan trọng, cùng với các khía cạnh khác của cà phê như đào tạo chính quy và kỹ năng của nhân viên pha chế, truy xuất nguồn gốc của hạt cà phê, các nhà rang xay nhỏ lẻ, v.v…

Internet tại Việt Nam được coi như chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19 tháng 11 năm 1997 là ngày đầu Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Ở Việt Nam mãi tới những năm 2010 làn sóng thứ ba này mới thực sự được đón nhận khi mạng Internet phát triển mạnh mẽ và dễ tiếp cận

Phần còn lại là tương lai
Bài viết được tổng hợp lại từ các trang web và kiến thức, trải nghiệm làm cà phê 20 năm.

One response to “Sự bắt đầu và các làn sóng cà phê”

  1. A WordPress Commenter Avatar

    Hi, this is a comment.
    To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
    Commenter avatars come from Gravatar.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *